Lạp xưởng là món ăn xuất hiện từ hàng ngàn năm. Trải qua thời gian dài, chúng được đa dạng hóa với nhiều công thức, thành phần khác nhau nhưng vẫn giữ nguyên được hương vị béo, ngậy và đậm đà. Chính đều đặc biệt này đã góp phần đưa món ăn tưởng chừng như bình dị, dân dã này góp mặt trong menu của nhiều nhà hàng sang trọng nổi tiếng hay căn bếp của mỗi gia đình.
Nguồn gốc của lạp xưởng
Lạp xưởng là món ăn có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc từ những năm 589 trước công nguyên. Trong tiếng Trung Quốc, lạp xưởng phiên âm là lap yue, từ “lap” xuất phát từ “chap” có nghĩa là tháng chạp và “Lap Cheong” có nghĩa là ruột nhồi, ruột bôi sáp. Lạp xưởng là món ăn ngon được nhiều người Việt yêu thích.
Với hơn hàng nghìn năm xuất hiện, có rất nhiều phương pháp, công thức chế biến lạp xưởng. Nhưng dựa vào nguyên liệu, người ta chia thành 2 loại là lạp xưởng thịt và gan. Lạp xưởng là món ăn rất phổ biến không chỉ ở Trung Quốc mà còn tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Lượng tiêu thụ đặc biệt tăng cao vào dịp lễ, tết Nguyên Đán.
Các loại lạp xưởng phổ biến hiện nay
Thông thường lạp xưởng thường được làm từ thịt heo nạc xay nhuyễn trộn với gia vị và rượu rồi sau đó mang đi nhồi vào ruột heo khô để chín bằng cách lên men tự nhiên. Có 2 loại chính đó là: lạp xưởng khô và lạp xưởng tươi. Cụ thể như thế nào các bạn xem tiếp phần dưới đây:
Lạp xưởng tươi
Lạp xưởng tươi là loại lạp xưởng có màu đỏ hồng do màu sắc của thịt tươi. Lạp xưởng sau khi được nhồi vào ruột heo sẽ mang đi sấy hoặc phơi trong một thời gian vừa đủ để giữ được hương vị của tươi ngon của thịt và các loại gia vị.
Nguyên liệu làm lạp xưởng tươi
Thực tế, cách làm lạp xưởng tươi không hề khó như nhiều người vẫn quan niệm. Nguyên liệu của chúng rất thông dụng, dễ tìm:
Rượu mai quế lộ
Mỡ đường
Thịt nạc vai
Thăn hoặc đùi xay nhuyễn
Đường
Mật ong
Muối, Bột nêm, bột ngọt
Hạt tiêu, tiêu bột
Ruột khô hoặc ruột tươi
Tuy nhiên, để làm được lạp xưởng ngon thì khâu lựa chọn nguyên liệu lại cần thực hiện cẩn thận. Phải làm sao làm bật lên được hương vị đặc trưng, thơm ngon, béo bùi.
Do đó, khi mua nguyên liệu bạn nên chọn thịt tươi ngon, ít gân, ít sụn. Đồng thời tìm được rượu Mai Quế Lộ đúng chuẩn của Tây Bắc, Đài Loan để tăng thêm mùi thơm của món ăn.
Cách bảo quản lạp xưởng tươi
Để giúp lạp xưởng tươi dùng được lâu, không bị ảnh hưởng đến mùi vị vốn có, bạn có thể áp dụng những mẹo sao đây:
– Luộc lạp xưởng bằng nước dừa xiêm trên bếp lửa nhỏ để nước ngấm. Đợi đến khi lạp xưởng nguội hẳn, chia thành từng túi nhỏ và bảo quản trong ngăn đông, ngăn mát của tủ lạnh. Với cách này, thời gian sử dụng lạp xưởng có thể kéo dài 3 – 6 tháng mà vẫn giữ được độ tươi ngon.
– Cất trong ngăn mát tủ lạnh hoặc treo ở nơi khô ráo, thoáng khí. Nếu treo bên ngoài, bạn nên bôi thêm một lớp dầu lên dây để tránh kiến. Với cách bảo quản trong ngăn mát, lạp xưởng có thể dùng được nửa tháng. Bảo quản trong ngăn đông thì thời gian sẽ lâu hơn.
Lạp xưởng khô
Khác với loại tươi thì lạp xưởng khô thường có màu sắc đậm do thời gian sấy hoặc phơi dài hơn. Chính vì điều này nên làm cho lạp xưởng không giữ được vị tươi ngon của nó. Tuy nhiên lạp xưởng khô lại có thời gian bảo quản lâu hơn so với loại tươi.
Nguyên liệu làm lạp xưởng khô
Các nguyên liệu dùng để chế biến lạp xưởng khô cũng tương tự như loài tươi. Bao gồm:
Thịt lợn
Mỡ lợn
Rượu mai quế lộ
Ruột heo khô
Rượu trắng (nên chọn loại rượu Mai Quế Lộ)
Các loại gia vị: muối, đường, bột ngọt, hạt nêm, hạt tiêu….
Cách bảo quản lạp xưởng khô
Thời gian sử dụng của lạp xưởng khô từ 3 tháng trở lên
Cách bảo quản lạp xưởng khô được thực hiện như sau:
– Khác với lạp xưởng tươi, lạp xưởng khô không nên cất trong tủ lạnh. Bạn nên xếp ngăn nắp chúng trong một chiếc hộp đựng kín và đặt lý rượu trắng ở giữa. Mùi hương từ rượu tỏa ra có tác dụng ngăn chặn côn trùng, ruồi muỗi, kéo dài thời gian bảo quản lạp xưởng lâu hơn.
– Phun một lớp rượu trắng lên toàn bộ lạp xưởng khô, sau đó bảo quản trong lọ và đựng kín. Cách này sẽ giúp giữ được mùi vị thơm ngon của món ăn trong 6 tháng. Cất trong túi nilon và troe ở nơi khô ráo, thoáng mát.